Hướng dẫn đặt hàng

Quý khách vui lòng mang theo file hoặc mẫu thiết kế đến văn phòng giao dịch của IN HỒNG ĐĂNG để tạo đơn hàng.

Địa chỉ văn phòng: Tầng 4 tòa CT1A - Iris Garden 30 Trần Hữu Dực - Cầu Diễn - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Giờ làm việc:  Sáng: 8h00 – 12h00  / Chiều: 13h30 – 17h30 

Điện thoại: 0983 837 989

Email: baogia@inhongdang.vn

Bản đồ đường đi

Đặt hàng trực tuyến

Hotline/Zalo: 0983 837 989

Email: baogia@inhongdang.vn

Quý khách có thể gửi đến email sau: baogia@inhongdang.vn 

Xin quý khách lưu ý: gửi đầy đủ files (nếu có), quy cách in và thông tin quý khách để IN HỒNG ĐĂNG liên lạc.

Quý khách vui lòng liên hệ qua số điện thoại bên dưới để đặt hàng:
 
Hotline 1: 0983 837 989
Hotline 2: 0961 587 989

Hướng dẫn thanh toán

1. Thanh toán bằng tiền mặt tại văn phòng của IN HỒNG ĐĂNG:

Địa chỉ văn phòng: Tầng 4 tòa CT1A - Iris Garden 30 Trần Hữu Dực - Cầu Diễn - Nam Từ Liêm - Hà Nội

Giờ làm việc:  Sáng: 8h00 – 12h00  / Chiều: 13h30 – 17h30 

Điện thoại: 0983 837 989

Email: baogia@inhongdang.vn

Bản đồ đường đi

2. Nhân viên thu tiền tận nơi:

Nhân viên chúng tôi đến tận nơi thu tiền và giao hợp đồng (nếu có) đối với quý khách trong nội thành Hà Nội. Trong trường hợp quí khách đi vắng, vui lòng uỷ thác cho người khác nhận hàng và thanh toán tiền thay.

Quý khách vui lòng đến ngân hàng hoặc ATM để chuyển tiền cho IN HỒNG ĐĂNG vào tài khoản dưới đây:

 

logo vietcombankNgân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu – ACB

Chủ tài khoản: Trần Văn Hồng

Mã số tài khoản: 88699998888

Chi nhánh: Đông Đô

 

logo techcom bankNgân hàng Kỹ Thương Việt Nam – TECHCOMBANK

Chủ tài khoản: Trần Văn Hồng

Mã số tài khoản: 19026625074010

Chi nhánh: Nguyễn Cơ Thạch, Từ Liêm, Hà Nội

 

logo vietin bankNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VIETINBANK

Chủ tài khoản: Trần Văn Hồng

Mã số tài khoản: 108000619089

Chi nhánh: Nam Thăng Long, Hà Nội.

 

logo vietin bankNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VIETINBANK

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần thiết kế In HĐ

Mã số tài khoản: 680607822999

Chi nhánh: Nam Thăng Long, Hà Nội.

 

logo techcom bankNgân hàng Kỹ Thương Việt Nam – TECHCOMBANK

Chủ tài khoản: Công ty cổ phần thiết kế In Hồng Đăng

Mã số tài khoản: 13369999

Chi nhánh: Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Lưu ý:

Khi chuyển khoản quý khách vui lòng ghi rõ thông tin đơn hàng.

(Điện thoại cho chúng tôi số: 0983 837 989 nếu bạn cần sự hỗ trợ)

Email liên hệ: baogia@inhongdang.vn

Quý khách vui lòng đến Bưu điện gần nhất để chuyển tiền cho công ty theo thông tin dưới đây:

Họ tên người nhận: Công ty cổ phần In Hồng Đăng

Địa chỉ: Tầng 4 tòa CT1A - Iris Garden 30 Trần Hữu Dực - Cầu Diễn - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Bạn vui lòng ghi chú mã số đơn hàng trong điện chuyển tiền và email thông báo cho chúng tôi để được xử lý đơn hàng nhanh chóng.

Ghi chú: Điện thoại cho chúng tôi số: 0983 837 989 nếu bạn cần sự hỗ trợ.

Email liên hệ: baogia@inhongdang.vn

Hướng dẫn giao hàng

Miễn phí giao hàng nội thành Hà Nội giá trị đơn hàng >1.500.000 VNĐ. Nhân viên giao hàng sẽ giao tận nơi tại địa chỉ do khách hàng chỉ định.

Các tỉnh khác, nhân viên giao hàng sẽ giao đến các nhà xe do khách hàng chỉ định, khi hàng vận chuyển đến nơi, khách hàng có thể ra nhà xe để nhận hàng.

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG TẬN NƠI TẠI HÀ NỘI

Áp dụng từ 01/01/2015

1 - Giao hàng Miễn phí: (thỏa 1 trong số các điều kiện dưới đây)

- Địa chỉ giao ở Quận Nam Từ Liêm + Đơn hàng trên 200.000 vnđ

- Địa chỉ giao hàng trong nội thành Hà Nội + Đơn hàng trên 1.500.000 vnđ

 

2 - Giao hàng tính phí và phí giao:

- Đối với các đơn hàng dưới 1.500.000 vnđ + khách hàng trong nội thành Hà Nội. Phí giao từ 10.000 vnđ - 50.000 vnđ

- Đối với các khách hàng ngoại thành phí giao từ 50.000 vnđ - 100.000 vnđ

- Quý khách ở các tỉnh khác xin vui lòng tự thỏa thuận chi phí với các nhà xe

Tài liệu thiết kế

Tài liệu tham khảo

Các kích thước của giấy khổ A, theo quy định của ISO 216, được đưa ra trong bảng dưới đây trong cả hai mm và inch (đo cm có thể thu được bằng cách chia giá trị mm 10).

 kích thước khổ giấy chuẩn ISO 2016

Hình biểu đồ bên dưới đưa ra một lời giải thích trực quan của các kích thước liên quan đến nhau - ví dụ như A5 là một nửa kích thước giấy A4 và A2 là một nửa của khổ giấy A1.

kích thước khổ giấy

 

Cách xác định:

Một loạt các kích thước giấy được quy định tại ISO 216 các yêu cầu sau đây:

- Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,4142
- Kích thước A0 có diện tích 1 mét vuông.
- Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nửa song song với các cạnh của nó ngắn hơn.
- Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất.

In Hồng Đăng xin giới thiệu đến quý khách hàng các kích thước thành phẩm in ấn thông dụng nhất,

- Kích thước thành phẩm Danh thiếp chuẩn: 8.8x5.3cm

- Kích thước thành phẩm Giấy tiêu đề: A4 (21x29.7cm)

- Kích thước thành phẩm Bao thư nhỏ: 12x22cm

- Kích thước thành phẩm Bao thư trung: 16x23cm

- Kích thước thành phẩm Bao thư lớn: 25x35cm

- Kích thước thành phẩm Tờ rơi: A5 (21x14.8cm) hoặc A4 (21x29.7cm)

- Kích thước thành phẩm Nhãn dán đĩa: Đường kính 11.7cm

- Kích thước thành phẩm Bìa đựng hồ sơ (folder): 22x31cm

- Kích thước thành phẩm Phiếu quà tặng (voucher): 7x18cm

- Kích thước thành phẩm Poster gắng vào standee (chữ X và Cuốn): 0.6x1.6 cm (loại nhỏ) hoặc 0.8x2m (loại lớn)

Quý khách lưu ý: Trên đây là các kích thước chuẩn mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có thể linh động kích thước để cho ra những ấn phẩm đẹp và độc đáo hơn.

Ảnh vector, ảnh bitmap

Ảnh Bitmap: Gọi theo từ kỹ thuật là ảnh mành hóa (Rater Image), dùng lưới các điểm ảnh, tức pixel, để biểu thị hình ảnh. Mỗi pixel (điểm ảnh) được gán một vị trí và gán giá trị mầu cụ thể.

=> Ảnh Bitmap là ảnh được tạo bởi ma trận các điểm ảnh

Ví dụ: Bánh xe trong ảnh bitmap tạo thành từ một tập hợp điểm ảnh tại vị trí đó. Khi làm việc với ảnh Bitmap, thực tế ta hiệu chỉnh chỉnh điểm ảnh chứ không phải hiệu chỉnh đối tượng hay hình dạng: Mấu chốt của xử lý ảnh bitmap là ở chỗ này.

Ảnh Vector: Đuợc tạo bởi các đoạn thẳng và đường cong đuợc định nghĩa bằng các đối tượng toán học gọi là Vector. Hình Vector mô tả hình ảnh dựa trên các thuộc tính hình học của hình ảnh đó.

=> Chỉnh ảnh Vector là chỉnh thuộc tính của đối tượng đó: mấu chốt là của xử lý ảnh Vector là ở chỗ này.

Ví dụ: Một bánh xe trong hình ảnh Vector đuợc tạo bởi sự định nghĩa về mặt toán học với một đường tròn được vẽ với bán kính nào đó, một vị trí chỉ định trước và đuợc tô với một mầu chỉ định. Ta có thể dịch chuyển, thay đổi kích thước hoặc thay đổi mầu của bánh xe mà không làm giảm chất lượng của hình ảnh.

1- Giấy Ford: Là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, bao thư nhỏ, giấy note, letter head(giấy tiêu đề), hóa đơn, tập học sinh …

các loại giấy trong in ấn - 01 giấy ford

2- Giấy Bristol: Có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.

các loại giấy trong in ấn - giấy bristol

3- Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

các loại giấy trong in ấn - giấy Ivory

4- Giấy Couche: Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure …Định lượng vào khoảng 90-300g/m2.P

các loại giấy trong in ấn - giấy couches

Ngoài ra, còn  có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.

các loại giấy trong in ấn - giấy couches matt

5- Giấy Duplex: Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2

các loại giấy trong in ấn - giấy duplex

6- Giấy Crystal: có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…

các loại giấy trong in ấn - giấy crytal

7- Khác: Ngoài ra, có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc … in bằng khen, thiệp cưới … các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa … Một vài loại giấy mỹ thuật được nhà in chào hàng:

các loại giấy trong in ấn

các loại giấy trong in ấn

8- Đặc biệt: Ngoài những loại giấy in công nghiệp trên, thị trường Việt Nam còn có những loại giấy như Glossy ( Giấy in ảnh), Inkjet(Giấy in màu), Giấy in Card,.. thường dùng trong các dịch vụ in nhanh,số lượng ít,..nhưng nói số lượng ít thì cũng không đúng vì số lượng giấy chiếm khá lớn trong ngành in, đa số những loại giấy này có xuất sứ từ Trung Quốc, giá cả hợp lý chất lượng thì đáp ứng được gần như hầu hết nhu cầu của khách hàng,..

NHỮNG LƯU TÂM VỀ GIẤY:

- Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước.

- Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414.Diện tích của khổ A0 quy định là 1m².

- Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841×1189mm

- Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn).

QR Code: mã vạch thế hệ mới

QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.

Qrcode

Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn...

Mã QR đi vào đời sống

Tuy còn xa lạ với mọi người nhưng Mã QR đã và đang đi vào đời sống hiện đại, hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo hay chỉ đơn giản là để nhập thêm bạn trên BlackBerry Messenger (quét mã QR để nhận dạng số PIN).

business card qrcode

Cách đọc mã QR code

Việc đọc các mã QR code khá đơn giản, dưới đây mình giới thiệu một vài phần mềm thông dụng cho các loại điện thoại.

Nếu bạn đang sử dụng Android

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau :

Cách sử dụng QR code để download phần mềm trên máy Android.

Bạn có thể tìm các phần mềm sau trên Android để scan barcode: Barcode Scanner

Nếu bạn sử dụng iOS

Có thể vào App Store và tìm ứng dụng iCheck đây có lẽ là ứng dụng theo mình đánh giá là tốt nhất trên iOS hiện tại.

Điểm chung khi sử dụng các phần mềm này là các bạn cần phải sử dụng camera của điện thoại để scan các QR các bức ảnh QR code để chương trình dịch ngược lại từ ảnh ra nội dung.

Vi dụ: iCheck scanner - Ứng dụng nhận diện hàng thật hàng giả

Tạo mã QR ra sao?

Mã QR có thể được in ở bất kỳ máy in nào tương thích mã QR. Phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows có thể được dùng để tạo mã QR rồi in ở bất kỳ máy in nào tương thích với PC dùng Windows.

Trong in ấn, có hai phương pháp in là in riêng và in ghép đặc biệt quan trọng. Trong quá trình in ấn phẩm ,việc chọn lựa phương pháp in có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng và thời gian thực hiện sản phẩm. Thông thường, phương pháp in riêng và in ghép ứng dụng cho một số sản phẩm như : namecard, phong bì, voucher, vé sự kiện,...

In ghép:

Mỗi một file thiết kế của khách hàng sẽ được ghép chung với các khách hàng khác trên cùng một khổ giấy và cùng một bài in ( cùng một lượt in).

Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí in ấn.

Khuyết điểm: Do nhiều ấn phẩm được thiết kế khác nhau nên việc canh màu chuẩn xác cho từng file trong cùng một khổ in (hoặc bài in) khó thực hiện hơn là in riêng mỗi file trên một khổ in . Màu sắc tương  đối giống với file thiết kế.

In riêng:

Ưu điểm: Có thể canh màu chuẩn xác giống với file thiết kế.

Khuyết điểm: Chi phí tương đối cao hơn in ghép.

Poster là ấn phẩm được dùng thông dụng trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo với công dụng cung cấp, chia sẻ thông tin, hình ảnh, làm tranh dán tường, lịch…

Poster thường được dán cố định trên tường hoặc trên cửa kính, cũng có thể được đặt di động bên ngoài trên các khung, chân dành riêng.

Poster thường thiết kế với màu sắc nổi bật, bắt mắt gây nhiều chú ý và ấn tượng cho người xem.

Poster có ba dạng cơ bản: Poster giấy, Poster PP trong nhà, Poster PP ngoài trời.

Poster Giấy:

Poster in trên giấy Couche. Loại giấy thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng.

Thông thường Poster Giấy in trên giấy có định lượng từ 150gsm.

Poster giấy thông dụng, tiết kiệm chi phí.

Poster PP trong nhà:

Poster PP trong nhà được in trên chất liệu giấy PP ( Paper Plastic) bằng mực in thường, không mùi, sau khi in, để bảo vệ mực in và chất lượng hình ảnh người ta thường cán thêm 1 lớp màng bóng hoặc mờ. Mặt phía sau có thể có một lớp keo hoặc không keo. Nếu dùng để treo trên standee thì có đóng thêm khoen.

Poster PP trong nhà được in kỹ thuật số nên có ưu điểm là thời gian nhanh chóng, có thể lấy ngay trong vòng 24h.

Hình ảnh khi in PP có độ phân giải cao nhất, màu sắc trung thực, sắc nét.

Poster PP ngoài trời:

Poster PP ngoài trời được in trên chất liêu giấy PP bằng mực in ngoài trời, chịu nắng, chịu nhiệt nên có độ bền cao, ít phai màu. Có thể sử dụng lâu dài ngoài trời. Tương tự như PP trong nhà, PP ngoài trời có thể cán một lớp màng mờ hoặc bóng để bảo vệ mực in, và có thể đóng thêm khoen để treo.

Hình ảnh in trên PP ngoài trời cũng được đảm bảo về độ phân giải cao nhất. Mảu sắc bền đẹp. 

Để tạo hình, làm giảm độ góc cạnh cho các góc của ấn phẩm, thông thường có hai kỹ thuật là chặt góc và bo góc theo khuôn.

Hai phương pháp này thường ứng dụng trong các ấn phẩm như namecard, thiệp, tờ gấp, folder, bao thư…

Tuy nhiên hai phương pháp tuy có chung mục đích nhưng cách thực hiện khác nhau và có ưu khuyết riêng.

Về mục đích: Bo góc theo khuôn và chặt góc cùng chung mục đích là cắt xén các góc của ấn phẩm sao cho giảm độ góc cạnh và các góc được đều, có tính thẩm mỹ.

Chặt góc, Bo góc theo khuôn

Chặt góc sử dụng máy có các chuẩn góc có sẵn theo các kích thước quy định từ nhỏ tới lớn. Góc của ấn phẩm được đặt vào 1 vị trí trên máy, sau khi chọn kích thước góc mong muốn, người ta sẽ cắt xén góc đã đặt vào trước đó với kích thước này.

 Bo góc theo khuôn cũng sử dụng máy, nhưng so với phương pháp chặt góc có phần công phu hơn, ở phương pháp này người ta không dùng các chuẩn kích thước có sẳn của máy mà sẽ làm khuôn theo đúng như nguyên mẫu thiết kế và chặt tất cả các ấn phẩm theo khuôn đó.

Ưu điểm:

Chặt góc: Chặt góc có giá thành tiết kiệm, thời gian thực hiện nhanh chóng do các chuẩn góc đã có sẵn chỉ cần tiến hành chặt ngay.

Bo góc theo khuôn: Góc ấn phẩm được bo đúng như thiết kế, góc bo sắc nét, liền mạch, cân đối, đều đẹp. Có thể ứng dụng kỹ thuật bo góc theo khuôn để sáng tạo ra nhiều thiết kế góc vì khuôn sẽ được làm theo đúng yêu cầu thiết kế.

Khuyết điểm:

Chặt góc: Do góc ấn phẩm được đưa vào máy, chọn kích thước theo chuẩn góc có sẵn nên không đa dạng về thiết kế, góc chặt không được cân đối và sắc nét.

 Bo góc theo khuôn: Do bo góc theo khuôn nên khi sử dụng phải đặt làm khuôn theo thiết kế, vì vậy giá thành cao và thời gian thực hiện sẽ dài hơn phương pháp chặt góc.

Quy định chung

Bạn cần biết

Chính sách khách hàng

Giao hàng miễn phí

Quy cách trong in ấn